Đây là phần tiếp theo của cuốn sách
4) Thời kì phản kháng đầu tiên khi trẻ 2 tuổi- làm sao vượt qua?
Người ta có câu “trẻ 2 tuổi đáng sợ”. Thấy hiện tượng này ở trẻ vừa đầy 2 tuổi, kéo dài trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng. Thời kì này gọi là thời kì phản kháng đầu tiên của trẻ.
Được 2 tuổi, bước vào thời kì tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ, tự làm việc này việc nọ. Việc gì cũng muốn tự làm lấy.
Vì vậy khị bị người lớn nói “không được” là trẻ phản kháng liền. Rồi khi trẻ định tự mình làm gì đấy mà không làm được cũng phát cáu lên. Cũng có trẻ giậm chân, giãy nảy, lăn đùng ra đất ăn vạ. Đó là biểu hiện bất mãn khi trẻ định làm gì mà không làm được.
Để vượt qua tình cảnh này, hãy cho trẻ xem đọc sách dạy cách làm 1 cách dễ hiểu, từng chút tạo cho trẻ tính tự tin rằng mình cũng có thể làm được. Và một điều nữa là dạy ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ được rèn luyện kĩ năng nói tốt, biết dùng từ phong phú thường không có kiểu nói ích kỉ, cũng như không nghịch ngợm làm phiền bố mẹ.
Vì trẻ tự làm được những việc của mình, biết dùng đồ vật, biết truyền đạt ý muốn của mình thì không có cảm giác bất mãn như trên.
Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào địa vị của trẻ, dạy cho trẻ cách nói diễn tả tâm trạng khó chịu lúc đó. Nếu chỉ có quát mắng “sao lại khóc” thôi thì không dễ dàng gì vượt qua thời kì 2 tuổi đáng sợ này. Nếu con muốn gì, cảm thấy gì mà diễn đạt được hết bằng lời thì cuộc sống hàng ngày thật suôn sẻ. Với trẻ chậm nói, thì không thể có những tháng ngày vui vẻ như vậy được.
Nói là thông cảm với tâm trạng của trẻ, nhưng cũng như tay gãi đúng chỗ ngứa vậy, gãi quá sẽ bị xước, thành ra nói hết phần của trẻ. Trẻ không nói được điều mình muốn nói, vốn từ ít, sẽ sinh ra bất mãn. Việc quan trọng là nghe thấu tâm trạng trẻ, chứ không phải nói hộ hết tâm trạng của trẻ.
Nếu trẻ hiểu lời nói thì sẽ hiểu những gì mẹ nói, mẹ có thể dạy lễ nghĩa, phép tắc một cách dễ dàng hơn.
Không cần ra tay can thiệp làm hộ con, mà chỉ cần trông con thôi, để con dần lớn lên với tính tự tin.
Thời kì này trẻ có khả năng ngôn ngữ cao, kĩ năng sử dụng hay làm việc gì đó thành thạo sẽ không có biểu hiện bất mãn, phản kháng như đã nêu ở trên.
Bí quyết nuôi dưỡng ý chí của trẻ là không bao giờ nói từ “không được” với trẻ. Luôn dõi theo hành động của trẻ, củng cố lòng tự tin, động viên khích lệ kịp thời, khơi gợi ý muốn của trẻ mới là cách nuôi dạy con hay.
[QUOTE= Trước khi đi ngủ không nên quên việc đọc sách cho con nghe.
Giai đoạn này để cho trẻ làm quen với mặt chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. 2 tuổi mà trẻ đọc được chữ là một điều cực kì tuyệt vời.
Trẻ con thì 1 tuổi cũng nhớ được chữ. Trẻ mới lọt lòng cũng nhớ được chữ. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh thích thú với việc nhớ chữ hơn cả việc nhớ cách nói. Mọi người sẽ thắc mắc tại sao trẻ chưa biết nói lại có thể đọc được chữ cơ chứ, thì xin cứ thử đọc 1 chữ cho trẻ nghe, rồi bảo con nhặt lấy tấm card có ghi chữ vừa đọc sẽ biết ngay. Trẻ sẽ nhặt tấm các có ghi chữ mà nó biết một cách chính xác, tức là nó đã biết đọc.
Nhớ được chữ, thì cấu tạo đầu cũng thay thổi, đặc biệt là thay đổi lớn ở đại não, các bậc cha mẹ phải nên biết trước điều này. Đến cả con trẻ bị bệnh não, giai đoạn này dạy cách đọc chữ cũng rất hiệu quả, trẻ có thể nhớ được, khi nhớ được thì sắc mặt trở nên trí thức hơn, mắt sáng hơn.
Cũng có trường hợp trẻ bị bệnh não mà cũng đọc được sách trôi chảy, đứng đầu lớp khi vào tiểu học. Điều này không thể có nếu chỉ dạy trẻ bị bệnh não đọc khi đã qua 6 tuổi. Nếu không tận dụng thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ của trẻ thì sẽ khó làm thay đổi được tố chất của đại não, kể cả với trẻ thường và trẻ bị bệnh não.
Để trẻ gần gũi với chữ, ghi tên của trẻ vào tờ giấy rồi dán lên tường, đọc nhiều lần cho trẻ nghe.
Hướng trẻ chú ý vào chữ tên sách, tên thương hiệu hàng hoá, đọc và dạy những chữ ấy cho trẻ.
Mở rộng phạm vi chữ đã nhìn trong sách ra báo chí… sẽ làm tăng sự quan tâm của trẻ đến chữ.
Đi trên đường, hay đi bộ cũng hướng cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có chữ hán gì, chữ số gì chẳng hạn.
Trong khi chờ ở phòng khám, cho trẻ mở rộng phạm vi từ chữ “o-shi-ra-se” chẳng hạn.
Với cách dạy cho trẻ những từ ngữ gần gũi nhất, dễ thấy nhất xung quanh như vậy, là bạn đã thực hiện xuất sắc thuật dạy đọc chữ cho con rồi đấy.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét