Pages

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Phương pháp giáo dục trẻ từ 2-3 tuổi - Còn đây là phần tiếp - Nguyễn Trần Cảnh - sưu tầm

2) ThờI kì nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời
Khi được 2 tuổi, trẻ có nhu cầu vận động toàn thân, và nhu cầu đối với ngôn ngữ cũng y như vậy. Đặc biệt là khi được 2 tuổi, ngôn ngữ phát triển một cách đột phá, nhưng chỉ đến 2 tuổi rưỡi là hiện tượng đột phá này tự nhiên biến mất. Theo đó, có thể nói thời kì từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi là thời kì quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này, đây là thời kì mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời.
Đến tuổi này ngôn ngữ em bé không còn phù hợp với trẻ nữa. Ngôn ngữ em bé sẽ trở thành nguyên nhân gây ra khuyết tật trong ngôn từ của trẻ.
Cha mẹ thấy kiểu nói em bé đáng yêu, ví dụ như “Souyo” thì nói thành “Chouyo” sẽ khiến trẻ không có khả năng nói đúng âm “Sa, shi, su, se, so” được, tức là thành “nói ngọng”. Tật nói ngọng “suzume” thành “tsutsume” hay “sensei” thành “chenchei” là do khoảng 2 tuổi trẻ không được uốn nắn đúng mực.
Vì vậy, phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn, như nói với người lớn.
Khi đi tắm, dạy bé càng nhiều càng tốt những danh từ chỉ các bộ phận trên cơ thể, lặp đi lặp lại. Như tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, ngực… càng tỉ mỉ càng tốt.
Hoặc là hỏi con “bây giờ con muốn mẹ tắm, rửa cái gì trước nào?” chẳng hạn.
Khi thay quần áo, hãy dạy con tên các loại quần áo. Ví dụ như: cái váy xanh, cái quần vàng, cái áo len đỏ… Rồi cả những danh từ chỉ các bộ phận của quần áo ví dụ như: ống tay, ống quần, cổ áo…
Ở độ tuổI này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất. Có rất nhiều kiểu cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy.
Hay là, “những từ nào bắt đầu bằng chữ “a” nhỉ?” rồi hướng dẫn con trả lời, như ari, ashi, asahi, asagao, ahiru…. Kiểu chơi này khi đi chợ, đi dạo, ngồi trên xe ô tô, dọn dẹp nhà cửa đều có thể thực hiện được. Cứ chơi kiểu như vậy, cũng là cách để dạy con từ về màu sắc, hình dáng, to nhỏ.
Khi con 2 tuổi, cố gắng mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe.
Nếu con muốn, mỗi ngày cứ đọc 5 quyển hay 10 quyển cũng đọc cho con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích.
Mua nhiều sách sẽ tốn kém, thì có thể mượn thư viện, hoặc là xin sách cũ của những anh chị lớp trên ở gần nhà.
Những điều mà trẻ 2 tuổi muốn biết là những việc liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Seri 4 quyển sách “kotobano benkyo” của nhà xuất bản fukuonkanshoten rất thích hợp.
Thêm nữa, là quan hệ nhân quả thực vật. Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố rằng trẻ 2 tuổi rất thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả.
Nói là quan hệ nhân quả thì tưởng như rất khó, nhưng thực ra lại đơn giản. Ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị bỏng tay. Thì nói với trẻ “Không được sờ vào lò sưởi đang bật. Vì sẽ bị bỏng mà”
Có nhiều bà mẹ hay nói với con “ Lò sưởi hư quá. Làm bỏng tay con của mẹ” Hay một ví dụ khác là trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa. Thì các mẹ hay nói “ Cửa hư quá. Để mẹ mắng cửa nhé”
Nói như vậy khiến trẻ không thấy được quan hệ nhân quả đâu cả. Dẫn đến không nhập tâm được cách suy nghĩ sự việc một cách đúng đắn.
Thêm một ví dụ nữa. Đứa trẻ khóc. Vì quả bóng nó đang chơi bị lăn vào gậm giường không lấy ra được. Những bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn. Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ.
Trong trường hợp này nên ân cần hỏi con tại sao khóc, nói với con như mình đang ở tâm trạng của con “quả bóng lăn vào gậm giường không lấy ra được chứ gì? Nên con muốn mẹ lấy ra cho chứ gì?”. Đó mới là điều quan trọng.
Như vậy trẻ nhớ được cách bày tỏ tâm trạng, và học được 1 điều “không khóc mà nói như thế thì mẹ sẽ làm cho như ý mình” chẳng hạn. Lần sau có như vậy thì trẻ sẽ nói được “ Tại vì quả bóng lăn vào gầm giường”. Những từ chỉ quan hệ nhân quả như vậy càng phải dạy cho trẻ 2 tuổi càng nhiều càng tốt. Nó rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tư duy sau này.
Như trên đã nói, 2 tuổi có khả năng nhạy cảm với ngôn ngữ nhất. Đọc sách tranh đã đành, nhưng các bậc cha mẹ nên biết rằng đọc thơ là phần thưởng quí giá hơn nhiều. Thơ là tài liệu dạy con người ta về cái hay, cái quan trọng của ngôn ngữ tốt nhất. Ở độ tuổi này không nhất thiết phải phân tích tỉ mỉ từng câu từng đoạn thơ, cũng không cần giải thích ý nghĩa của bài thơ, chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ thuộc và nhớ được là được.
Ví dụ như mẹ chọn một bài trong tập thơ “Kitaharashiroaki- douyushu” rồi đọc cho con nghe. Không cần hiểu ý nghĩa, chỉ cần nhớ vần điệu của bài thơ cũng khiến trẻ thích thú. Với trẻ 2 tuổi nên đọc những câu chuyện dân gian nhiều lần.
Trước khi đi ngủ không nên quên việc đọc sách cho con nghe.
Giai đoạn này để cho trẻ làm quen với mặt chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. 2 tuổi mà trẻ đọc được chữ là một điều cực kì tuyệt vời.
Trẻ con thì 1 tuổi cũng nhớ được chữ. Trẻ mới lọt lòng cũng nhớ được chữ. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh thích thú với việc nhớ chữ hơn cả việc nhớ cách nói. Mọi người sẽ thắc mắc tại sao trẻ chưa biết nói lại có thể đọc được chữ cơ chứ, thì xin cứ thử đọc 1 chữ cho trẻ nghe, rồi bảo con nhặt lấy tấm card có ghi chữ vừa đọc sẽ biết ngay. Trẻ sẽ nhặt tấm các có ghi chữ mà nó biết một cách chính xác, tức là nó đã biết đọc.
Nhớ được chữ, thì cấu tạo đầu cũng thay đổi, đặc biệt là thay đổi lớn ở đại não,các bậc cha mẹ phải nên biết trước điều này. Đến cả con trẻ bị bệnh não, giai đoạn này dạy cách đọc chữ cũng rất hiệu quả, trẻ có thể nhớ được, khi nhớ được thì sắc mặt trở nên trí thức hơn, mắt sáng hơn.
Cũng có trường hợp trẻ bị bệnh não mà cũng đọc được sách trôi chảy, đứng đầu lớp khi vào tiểu học. Điều này không thể có nếu chỉ dạy trẻ bị bệnh não đọc khi đã qua 6 tuổi. Nếu không tận dụng thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ của trẻ thì sẽ khó làm thay đổi được tố chất của đại não, kể cả với trẻ thường và trẻ bị bệnh não.
Để trẻ gần gũi với chữ, ghi tên của trẻ vào tờ giấy rồi dán lên tường, đọc nhiều lần cho trẻ nghe.
Hướng trẻ chú ý vào chữ tên sách, tên thương hiệu hàng hoá, đọc và dạy những chữ ấy cho trẻ.
Mở rộng phạm vi chữ đã nhìn trong sách ra báo chí… sẽ làm tăng sự quan tâm của trẻ đến chữ.
Đi trên đường, hay đi bộ cũng hướng cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có chữ hán gì, chữ số gì chẳng hạn.
Trong khi chờ ở phòng khám, cho trẻ mở rộng phạm vi từ chữ “o-shi-ra-se” chẳng hạn.
Với cách dạy cho trẻ những từ ngữ gần gũi nhất, dễ thấy nhất xung quanh như vậy, là bạn đã thực hiện xuất sắc thuật dạy đọc chữ cho con rồi đấy.

Không có nhận xét nào:

 

Sample text

Sample Text

Sample Text