Pages

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Phương pháp giáo dục trẻ từ 2-3 tuổi - Còn đây là phần tiếp - Nguyễn Trần Cảnh - sưu tầm

Còn đây là phần tiếp theo:

3) Làm thoả mãn ý muốn muốn làm những việc xung quanh mình một cách thành thạo
Xin chuyển sang điểm cơ bản cuối cùng trong 3 điểm cơ bản phát triển ý muốn của trẻ 2 tuổi. Đó là để trẻ nhớ được những kĩ năng cơ bản
Trẻ 2 tuổi luôn có ý muốn làm giỏi những việc của mình. Điều này đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi, hơn nữa là khi được 3 tuổi rưỡi.
Nắm bắt kịp thời và phát huy được ý muốn này chính là bí quyết dạy con thành người ưu tú.
Rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm lấy. Cha mẹ giành nhiều thời gian, chịu khó dạy con cách làm thì bây giờ có thể bận bịu nhưng sau này sẽ là những ngày vui.
Trẻ con ham học hỏi, mà làm giỏi thì ý muốn được thoả mãn, sẽ có được lòng tự tin vào việc mình làm. Cứ như vậy trẻ lớn lên từng bước một.
Ngược lại lúc nào bố mẹ cũng ra tay làm hộ, thành thói quen thì trẻ tiến bộ rất chậm và buồn tẻ.
Nếu mẹ cứ rửa tay cho con, trẻ mất đi tính nhẫn nại. Có lúc sẽ không cho mẹ rửa tay cho mình, có lúc sẽ không chịu đi rửa tay.
Trẻ được 2 tuổi nên để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức có thể. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp.
Trẻ làm xong phải được khen thật nhiều. Quan trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ.
Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen. Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.
Để trẻ nhớ được kĩ năng cơ bản là vậy. Mẹ làm lại, sửa sai cái con đã làm trước mặt chúng là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Tuyệt đối không được chê bai trẻ trong bất cứ chuyện gì.
Những bà mẹ dốt thường đối xử với con như vậy. Áp đảo sự phản kháng của trẻ. Dập tắt ý muốn tự làm lấy của trẻ bằng những câu đại loại như “việc đấy ai chẳng làm được” hay “ai thèm làm cái việc dở hơi ấy”
Dù việc nhỏ nhặt trẻ làm được cũng phải khen nhiều. Phải nên biết rằng việc chấp nhận ý muốn làm của trẻ là tạo cho trẻ ý muốn làm, tạo cho trẻ tính tự tin, trẻ phát triển tích cực hơn. Bí quyết dạy trẻ giỏi là “khen”, ngược lại dạy tồi sẽ là “chê”
Khi trẻ 2 tuổi hãy dạy trẻ biết sắp xếp gọn gàng. Kê giá kệ để đồ vừa tầm tay trẻ. Đồ chơi để chỗ dễ cất dễ lấy.
Qui định chỗ để đồ chơi. Dán băng xanh đỏ vàng vào chỗ cất. Đồ chơi cũng dán màu tương ứng để khi cất màu nào vào màu nấy.
Làm vậy thì trẻ 2 tuổi cũng biết xếp đồ chơi sau khi chơi. Việc dọn đồ chơi xong không phải là việc của mẹ.
Chỉ cho lấy đồ chơi từng ít một ra. Cất 1 cái rồi mới lấy cái khác. Như vậy việc dọn sau khi chơi là điều thích thú của trẻ.
Hãy bắt đầu việc này bằng trò chơi mệnh lệnh. “Cất quả bóng này vào giá, rồi lấy búp bê để trên bàn ra đây cho mẹ” chẳng hạn. Chơi như vậy bé quen với việc dọn dẹp.
Ở thời kì ý muốn tự làm lấy việc của mình này mà không dạy phép tắc dọn dẹp sắp xếp thì sau này không thể làm cho trẻ nhập tâm việc này được.
Thời kì này phải dạy trẻ điều khiển đôi tay thật giỏi. Ở trẻ dùng tay không thạo hay có xu hướng năng lực phát triển chậm.
Dùng đũa cũng phải dạy từ khi trẻ 2 tuổi.
Cho trẻ chơi đất nặn. Không phải chỉ đưa hộp đất nặn cho con, muốn chơi gì thì chơi là xong. Mà phải đưa hình mẫu táo, dâu, chuối… cho con xem rồi hướng dẫn con nặn cho giống hình mẫu.. Chỗ lồi, chỗ lõm, chỗ tù, chỗ nhọn… phải làm cho giống, mới là quan trọng. Như vậy tạo cho trẻ tính quan sát tỉ mỉ và điều khiển đôi tay một cách khéo léo.
Với trẻ 2 tuổi, chơi trò xếp hình gỗ tsumiki rất bổ ích. Hãy để trẻ xếp chồng lên cao, xếp chuỗi dài, bắt chước hình mẹ đã xếp, tự xếp theo trí tưởng tượng của trẻ… Thi xem 2 mẹ con ai xếp được cao hơn chẳng hạn.
Đồ chơi tốt là đồ chơi phát triển kĩ năng của trẻ. Có thể thấy các loại đồ chơi phù hợp mục đích đó là: nhà xếp, xe tải ghép, pazuru…
Các loại đồ chơi máy móc chạy pin không chỉ chỉ có tác dụng thoả mãn ý thích nhất thời của trẻ, mà cũng không có tác dụng phát triển kĩ năng và tư duy của trẻ. Thay vì bỏ món tiền lớn để mua đồ chơi loại ấy ra, hãy trộn lẫn 4 loại đỗ đen, đỗ trắng, đỗ đỏ, đỗ xanh mỗi loại 10 viên với nhau, rồi bảo con nhặt riêng tưng loại vào 4 cái cốc riêng biệt còn hơn.
Như đã nói ở phần trước, là trong các loại động vật chỉ có con người là có khả năng cầm nắm vật bằng 2 ngón tay cái và ngón trỏ. Hãy rèn luyện cho trẻ 2 tuổi- thời kì mẫn cảm này- khả năng đó. Hãy cho trẻ dùng 2 ngón tay (cái- trỏ) nhón những vật nhỏ xíu như hạt đậu, cái ghim cài tài liệu… có màu sắc, kích cỡ khác nhau chia theo màu sắc, kích cỡ vào những cái cốc khác nhau.


Về việc khuyến khích con. Mình có thêm một kinh nghiệm này ko biết có phải là hay không. Đấy là mình cố gắng để không dùng từ "khó". Vì sau một lần, từ lâu lắm rồi, lúc Ổi khoảng 2 tuổi gì đó, có lần mình nói "khó quá nhỉ", lần sau nó chưa cố gắng đã nói ngay: "khó lắm", và không muốn làm nữa... từ đó mình cố gắng để không dùng từ này (tất nhiên đôi khi vẫn bật ra). Người lớn, ở VN, ông bà cứ thấy cháu làm gì lại bảo: "cái đấy khó, con/cháu chưa làm được đâu." Mình thường tìm cách nói khác đi. VD: Bây giờ Ổi thường xuyên hỏi mẹ những vấn đề rất cao siêu như: Ổi đã biết 60+60 bằng bao nhiêu, nhưng Ổi lại muốn biết 65+65 bằng bao nhiêu. Cái gì chưa muốn/chưa thể dạy Ổi, mẹ cháu không nói khó lắm, mà VD mẹ cháu bảo: khi nào đi học lớp 1 con sẽ biết.

Em nghĩ cách của chị rất hay đấy, em cũng thấy ông nội cũng hay sử dụng cách tương tự. Khi bé kêu khó, không tự làm được thì thấy ông động viên: "Khó à, nhưng ông biết cháu thế nào cũng làm được mà, thử làm từ chỗ này xem, đấy, làm được rồi.." hoặc, "À, để ông thử xem ông có làm được chỗ này không nhé" rồi giúp cháu. Đấy là với những tình huống bình thường còn kiểu hỏi vấn đề cao siêu như anh Ổi thì trẻ con nhà em chưa thấy nên ko có thực tế.

- Còn cái vụ không dùng phủ định, không dùng từ cấm đoán ... mẹ Vuchan có thể cho mình ví dụ cụ thể được ko? E rằng mình sẽ bị mắc khoản này rồi.

Trong lúc đợi mẹ Vuchan, e xin chia sẻ với nhé. Hình như không nên dùng phủ định với cấm đoán em cũng đọc được đâu đó từ trước rồi, hình như các mẹ WTT cũng có bàn luận đâu đó thì phải. Tuy nhiên, vì nuôi dạy con ở đây nên em cũng chỉ biết những thực tế ở Nhật này. Và rõ ràng là em thấy mình không thể nào mềm mỏng và nhẫn nại như họ được, đặc biệt là như ông bà, chơi với cháu được rất lâu và dạy cũng rất mềm mỏng, không khi nào thấy kiểu "Này, cháu không được làm thế đâu nhé, ông đánh cho bây giờ:Straightf:" kể cả khi cháu nghịch gì quá quắt.
Còn đây, ví dụ cụ thể thế này
- Khi e đón bọn trẻ ở nhà trẻ, cho em bé vào xe đẩy thì thường bọn trẻ con lớn hơn sẽ rất thích đến sờ vào người, vào đầu em bé, có khi "nựng nịu" rất mạnh tay (trong đó có cả 2 anh nhà này). Hẳn là bình thường mình sẽ bảo (hoặc sẽ quát không chừng) "Đừng (Không được) làm thế đau em!" , cô giáo thì khác "Em bé dễ thuơng nhỉ, nhìn yêu nhỉ. Nào, sờ vào em bé nhẹ nhàng nhé, không phải ở đầu, ở tay thôi, nào nựng em bé thế này này nhé

Không có nhận xét nào:

 

Sample text

Sample Text

Sample Text