Pages

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2008

Phương pháp giáo dục trẻ - Còn đây là phần tiếp - Nguyễn Trần Cảnh - sưu tầm

-Hoặc nữa, khi bé đánh ông/bà hoặc ném đồ vật, đành đồ chơi, phải ứng bình thường sẽ la con "Con không được làm thế!", còn em thấy ông bà thì nói "Đánh ông/bà (bạn gấu, quyển sách..) thế ông bà đau đấy, đau quá huhuhu:Crying: , đau rồi không chơi được với cháu nữa đâu".
-Bé nhà em dạo này hay nói "con ghét bạn này!" thì cô giáo nói "Nếu bạn ấy cũng nói con thế thì con buồn đúng không? Con nói thế bạn cũng buồn đấy.." thay vì "con không được nói thế!"
-Thay vì con không được làm cái này, cái khác thì giải thích kiểu như "nếu con làm thế thì sẽ bị.." (lại quan hệ nhân quả đây)

Thực tế thì em cũng chưa khi nào sử dụng kiểu "mẹ không cho con làm cái này, cái kia" và cũng đang cố gắng kiên nhẫn giải thích nhiều hơn. Ví dụ, bọn trẻ con nhà em tuổi sàn sàn nhau quá nên rất dễ tranh giành đồ chơi của nhau, rồi nói nhau kiểu như ghét (いや、きらい)、và đẩy hoặc đánh nhau. Cho đến nay thì em áp dụng thành công được chuyện "Nếu con bị nói/đánh như thế thì con cũng đau, cũng buồn đúng không??. Con lớn hơn em mà, để mẹ thử làm thế với con nhé? Anh em là yêu nhau con ạ, như mẹ yêu con thế này này.." thế là bé hiểu và ko làm nữa (nhưng được 1 tí thì lại quên ngay:Sad: ,lại nhắc nhở). Phần nữa, vì bé hơn 3 tuổi nên hiểu được, còn em bé hơn, chưa được 2 tuổi thì chưa hiểu lắm, nên cứ cố gắng kiềm chế và nói đi nói lại, hướng sang trò khác. Thật ra có những lúc cáu lắm lắm và vẫn quát con nhiều lắm lắm:Smiling: , nhưng em nghĩ, phải cố gắng chứ không trẻ con đến lúc nhận ra ông/bà, bố, cô giáo ở trường ...tất cả đều nhẹ nhàng, chỉ có mình mẹ ở nhà thì "dữ", đe nẹt, cấm đoán đủ thứ thì..phiền nhỉ:Sick:

Cái này thì có lý quá rồi. Nhưng có bé nào tự buộc dây giầy khi 2-3 tuổi không, chỉ em kinh nghiệm với.

Cái này trẻ tham gia khá tốt. Bé nhà em thì cứ từng cái bát, vài đôi đũa, khi là đĩa rau nhìn như đổ đến nơi nhưng bé vẫn hoàn thành nhiệm vụ và xong thì trông vênh lắm.

Con nhà mình cũng cùng năm sinh với bé nhà bạn đấy, nhưng là tháng 1. Mình cũng nghĩ như bạn, trẻ tham gia khá tốt nhỉ? Hơn nữa, nếu được khen nhiệt tình và thật tình:Smiling: , bé rất hăng hái giúp đỡ mẹ nhé. Như mình rửa bát, hay gọi con "con ơi, giúp mẹ 1 tí, úp bát hộ mẹ vào cái rổ kia được không?" Thế là bé làm hăng say lắm. Bát đĩa nhựa cũng nhiều nên đỡ đau tim:Smiling: nhưng mình cũng nhắc "con để cái này nhẹ thôi nhé vì dễ vỡ" với những bát sứ, thủy tinh. 1, 2 lần bé nhớ đấy, lần sau khi bé úp bát, mình thấy, với những bát thủy tinh, bé cầm 2 tay và miệng lẩm bẩm "nhẹ nhàng thôi, từ từ thôi!"
Bé thứ 2 thì chưa được 2 tuổi, nhưng chắc tại đi nhà trẻ rồi nên biết, đến bữa ăn tự đi lấy ghế ra, lấy bát để sẵn để mẹ xới cơm ở ngoài bếp rồi 2 anh em bê vào bàn, ăn xong thì mang ra chỗ rửa bát để, cũng làm thế với cốc uống trà. Không phải mình dạy bé từ đầu thế đâu, chắc là nhờ cô giáo ở trường. Mình chỉ thỉnh thoảng nhắc nếu bé "quên" và không quên khen ngợi sau đó thôi..

Có ai dạy bé cầm đũa ở tuổi này chưa ạ? Em nghe chừng có vẻ khó khó là..

Cái này chắc cũng công lao thuộc về nhà trẻ. Con đi học nhà trẻ đâu tiên khi được 2 tuổi 8 tháng. Thậm chí trước đó ở nhà thì mẹ toàn đút cho con ăn nữa. Nhưng chỉ, được 1 tuần, cô giáo hỏi "Ở nhà cháu cũng sử dụng được đũa ạ?", ngớ người ra, nào mình đã dạy con bao giờ. Hóa ra con nhìn các bạn ăn, con tiến bộ từ chỗ phải mẹ xúc đến chỗ con tự ăn bằng thìa và rồi chuyển sang ăn bằng đũa. Mình nghe thế nhưng cũng không tin lắm cho đến khi tận mắt thấy con ăn bằng đũa khá tốt mới tin đấy.

Lần khác, mình đến trường dự giờ học của con thứ 2, ở lớp toàn trẻ con trên 1 tuổi và dưới 2 tuổi. Đúng giờ ăn cơm nên mới thấy con nhà mình tự ăn cũng khá tốt rồi nhưng cũng thua nhiều bạn lắm và có 1 bạn còn đòi và ăn bằng đũa cũng rất gọn. Mình nghĩ chắc tại trẻ con bắt chước nhanh lắm..

Sách thì bé vẫn chưa thích sách nhiều lắm, mặc dù bố mẹ đọc sách mỗi ngày, bé chỉ thích nghe kể chuyện Mukashibanashi như momotaro, kazenokaminokodomo.... chứ không chịu để bố mẹ đọc, mỗi khi đọc là bé chán ngay, bé chỉ thích xem hình và xem chỉ xem trang nào mà bé thich thôi. cái này phải làm sao? xin các mẹ cho ý kiến giúp đỡ mình nhé.
Còn trò chơi Tsumiki thì mẹ đã tập cho bé chơi từ 1 tuổi, Mẹ xếp lên thật cao, cứ tưởng là con cũng bắt chước mẹ làm ai ngờ con xô ngã hết và lăn ra cười đấy, bây giờ nếu mẹ đang xếp, yêu cầu con xếp thì con xếp được mấy cái thôi rồi cũng xô ngã và tự mình cười ặc ặc, còn mẹ thì suy nghĩ không biết có phải là do mình chơi trò này với con quá sớm hay không??? .

Mình cũng băn khoăn chuyện này ghê lắm. Nhưng vì mình sống ở Nhật, môi trường là tiếng Nhật rồi nên lại sợ con không nói được tiếng Việt. Nếu mình là bạn, chắc mình sẽ vẫn nói với con chỉ tiếng Việt, còn bố nói tiếng Nhật, Sau này, khi cả nhà về Nhật mà bé đi học mẫu giáo tự nhiên rồi bé sẽ trội tiếng Nhật lên không khó khăn gì. Bé nhà mình từ khi tập nói đến khi đi nhà trẻ vẫn nói được tiếng việt dù ít ít (vì biết nói cũng chậm), nhưng từ khi đi nhà trẻ rồi thì đến 85-90% là tiếng Nhật, tiếng Việt vẫn hiểu, mẹ nói gì vẫn thực hiện được nhưng trả lời bằng tiếng Nhật, rồi mẹ có bắt nhắc lại thì mới nhắc lại bằng tiếng Việt! Mình cũng đang cố gắng nói tiếng Việt nhiều nữa nhưng xem ra phát âm tiếng Việt của bé bây giờ đúng như người nước ngoài chứ không phải người Việt, lơ lớ..:Crying:
Mình cũng mong đuơc nghe ý kiến của mọi người lắm vì cũng không biết nên thế nào là tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

 

Sample text

Sample Text

Sample Text